Giá thép xây dựng hôm nay 6/7/2019: Giá thép giảm

Giá thép cây trên sàn Thượng Hải giảm 1,2% xuống 3.984 CNY/tấn trong phiên vừa qua, rời xa mức cao nhất 8 năm là 4.148 CNY/tấn chạm tới trong ngày 1/7/2019.

Giá thép cây trên sàn Thượng Hải giảm giữa bối cảnh một số trung tâm sản xuất thép của Trung Quốc nới lỏng những hạn chế về sản lượng.

Thép cuộn cán nóng cũng giảm 1% xuống 3.858 CNY/tấn. Mặt hàng này ngày 1/7/2019 cũng lập kỷ lục cao nhất trong lịch sử là 4.049 CNY/tấn.

Các nhà máy thép hàng đầu Trung Quốc ngày 27/6/2019 đã họp để thảo luận về chiến lược đối phó với tình trạng giá quặng sắt nhập khẩu tăng mạnh. Tám công ty thép lớn nhất Trung Quốc, trong đó có các tập đoàn China Baowu Group, HBIS Group, Jiangsu Shagang Group JSSGG.UL và Ansteel Group, đã lập ra một nhóm điều tra xem có "các yếu tố phi thị trường" hay không khiến giá quặng sắt tăng cao kỷ lục gần đây. Có thể nguyên nhân chính do hoạt động đầu cơ trục lợi, giữa bối cảnh nguồn cung không thực sự khan hiếm mà triển vọng nhu cầu vẫn chưa rõ ràng.

Giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm trong phiên cuối tuần (5/7/2019) do các nhà đầu tư thận trọng bởi giá quặng tăng kỷ lục gần đây đã khiến các nhà sản xuất thép hàng đầu Trung Quốc dấy lên nghi ngờ về nguyên nhân và dự định sẽ tiến hành điều tra.

Quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên phiên vừa qua có lúc giảm 7,4% xuống 816 CNY (118,72 USD)/tấn, lúc đóng cửa giảm 5,9% so với đóng cửa phiên liền trước, xuống 829,5 CNY/tấn. Mặc dù vậy, tính chung cả tuần, giá vẫn tăng 1,4%.

Sau 2 phiên giảm liên tiếp, giá quặng tại Đại Liên đã rời xa mức 911,5 CNY/tấn đạt được hôm 3/7/2019 (cao nhất kể từ khi lập sàn năm 2013). So với cuối năm 2018, khi giá chỉ 438,5 CNY, mức giá này đã tăng gấp đôi.

Quặng nhập khẩu giao ngay (hợp đồng tham chiếu, hàm lượng 62%) đã tăng 66% trong năm nay, đạt 126,5 USD/tấn vào ngày 3/7/2019, cao nhất kể từ đầu năm 2014.

* Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký quyết định phê duyệt đề án "Tăng cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ". Trong đó, lưu ý các bộ, ngành, địa phương thường xuyên rà soát xuất xứ của hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, tránh gian lận xuất xứ.

Đề án được phê duyệt chỉ 2 ngày sau khi Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế quan lên tới 456% đối với một số sản phẩm thép sản xuất ở Hàn Quốc hoặc Đài Loan (Trung Quốc) được vận chuyển tới Việt Nam để gia công nhỏ rồi xuất khẩu sang Mỹ.

Nhiều năm trước, do Việt Nam chưa sản xuất được thép cán nóng bởi công nghệ khó và đòi hỏi đầu tư vốn lớn nên phải nhập khẩu nguyên liệu từ một số quốc gia, vùng lãnh thổ khác như Trung Quốc, Đài Loan. Từ thép cán nóng nhập khẩu, doanh nghiệp trong nước thực hiện khâu cán nguội - công đoạn đơn giản và cần đầu tư ít tốn kém, rồi chuyển qua mạ kẽm hoặc mạ màu sau đó xuất khẩu sang nước khác, chủ yếu là Mỹ. 

Thực trạng doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam đầu tư dây chuyền sản xuất, thành lập nhà máy, đưa nguyên phụ liệu sang để sản xuất, gia công rồi xuất khẩu đi các nước đã diễn ra từ khá lâu. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã khiến Mỹ để ý hơn đến sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bởi nghi ngờ hàng Trung Quốc "mượn đường" Việt Nam để sang Mỹ.

Tin tức khác

Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, Phường Phú Mỹ, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam 
Tel: (0254) 3922 091

Công ty Cổ Phần Thép Vicasa - Vnsteel

Đường số 9, Khu công nghiệp Biên hòa 1, P.An Bình, TP.Biên hòa, Việt Nam.

Tel: (0251).3836148 - 3836090 

Fax: (0251).3836505 - 3834947


Công ty Cổ Phần Thép Thủ Đức - Vnsteel

Km9, Xa Lộ Hà Nội, P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tel: (028) 38969612 - (028) 37312466

Fax: (028) 37310154


Công ty Cổ Phần Thép Nhà Bè - Vnsteel

Lô 2, Đường Số 3, KCN Nhơn Trạch II, Nhơn Phú, Xã Phú Hội, H.Nhơn Trạch, T.Đồng Nai

Tel:   (0251) 35 696 72 

Fax:  (028) 35 696 73