Giá thép hôm nay giảm mạnh
Giá thép hôm nay giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 69 nhân dân tệ xuống mốc 4.039 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).
Tên loại
|
Kì hạn
|
Ngày 14/12
|
Chênh lệch so với ngày hôm qua
|
Giá thép
|
Giao tháng 5/2021
|
4.039
|
-69
|
Giá đồng
|
Giao tháng 1/2021
|
57.920
|
-230
|
Giá kẽm
|
Giao tháng 1/2021
|
21.435
|
-280
|
Giá niken
|
Giao tháng 2/2021
|
132.280
|
+3.460
|
Giá bạc
|
Giao tháng 2/2021
|
5.006
|
-40
|
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thảo Vy
Vào hôm thứ Sáu (11/12), giá quặng sắt kì hạn trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc tăng gần 10% lên mức cao nhất mọi thời đại. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử giá quặng sắt vượt mốc 1.000 nhân dân tệ/tấn (tương đương 152,95 USD/ tấn).
Nguồn cung quặng sắt đang giảm dần, nhu cầu thép tăng cao và khả năng gián đoạn ngắn hạn do bão đổ bộ vào Tây Úc đã khiến các nhà phân tích hàng hóa gia tăng lo ngại, CNBC đưa tin.
Trong thời gian gần đây, Vale SA, tập đoàn khai thác lớn nhất ở Brazil và là nhà sản xuất quặng sắt lớn thứ hai thế giới, đã đưa ra giới hạn cho việc sản xuất vào năm 2020 và cho cả năm tới.
Các chuyến hàng tháng 11 từ Brazil đến các nước khác trên thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng qua.
Nguồn cung ước tính trong vài tháng tới cũng sẽ thấp hơn đáng kể. Điều này càng khiến nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp đứng ngồi không yên.
Ông Erik Hedborg, nhà phân tích cấp cao của công ty hàng hóa CRU, nhận định, hiệu quả kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc và các chính sách kích thích cơ sở hạ tầng đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ sắt thép, làm giảm lượng hàng tồn kho vốn đang ở mức thấp.
Các tác động trên đã khiến các điều kiện trên thị trường bị thắt chặt. Song song với đó, nguồn cung đường biển từ các cường quốc sản xuất quặng sắt lớn trên thế giới như Australia và Brazil cũng giảm dần.
Theo Hiệp hội Thép Thế giới, Australia chiếm đến 58% tổng nguồn cung quặng sắt từ đường biển của thế giới vào năm 2019, phần lớn trong số đó được xuất khẩu sang Trung Quốc. Theo sau là Brazil với khoảng 23% tổng sản lượng.
Ông Hedborg cho biết thêm: “Hiện đang có một cơn bão nhiệt đới tiến sát vào bờ biển Australia nơi tất cả quặng sắt được vận chuyển. Hai trong số các cảng lớn nhất ở quốc gia này hiện đã đóng cửa, đồng nghĩa với việc một nửa nguồn cung quặng sắt toàn cầu sẽ tạm bị cắt giảm”.
Nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ từ Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục kéo dài, cộng thêm mức tồn kho thấp, đang gây ra lo ngại lớn cho các nhà sản xuất thép. Trong khi đó, sự sụt giảm của nguồn cung ở nước ngoài cũng sẽ kéo dài đến năm 2021, đặc biệt là sản lượng quặng sắt từ Brazil.