Giá thép hôm nay tiếp tục giảm nhẹ
Giá thép hôm nay giao tháng 1/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 3 nhân dân tệ xuống mốc 3.625 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).
Tên loại
|
Kì hạn
|
Ngày 14/10
|
Chênh lệch so với ngày hôm qua
|
Giá thép
|
Giao tháng 1/2021
|
3.625
|
-3
|
Giá đồng
|
Giao tháng 11/2020
|
51.330
|
-180
|
Giá kẽm
|
Giao tháng 11/2020
|
19.175
|
-185
|
Giá niken
|
Giao tháng 12/2020
|
116.500
|
-500
|
Giá bạc
|
Giao tháng 12/2020
|
5.109
|
-226
|
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thảo Vy
Theo phân tích của Viện nghiên cứu kinh tế Đức (RWI), sản lượng thép của Đức khó có thể đạt mức trước đại dịch vào năm 2021, S&P Global Platts đưa tin.
Trong báo cáo công bố ngày 12/10, sản lượng thép thô của Đức năm 2020 được dự đoán sẽ thấp hơn 15% so với năm 2019 và sẽ không được bù đắp vào năm tới do nhu cầu từ ngành công nghiệp ô tô dự kiến chỉ tăng vừa phải.
Báo cáo kì vọng sản lượng thép thô sẽ tăng 11% lên mốc 37,5 triệu tấn vào năm 2021. Điều này có nghĩa là khoảng 75% công suất của ngành thép sẽ được sử dụng.
Tuy nhiên, sự sụt giảm sản lượng thép chỉ một phần là do sự suy thoái kinh tế từ đại dịch. Các số liệu cho thấy, nhu cầu sử dụng thép đã bắt đầu giảm dần vào quí III năm 2018.
Bên cạnh đó, tỉ lệ sản xuất ô tô từ thời điểm này cũng đã giảm đáng kể do ngành công nghiệp xe hơi không thể trở lại sản xuất như trước sau khi xảy ra vụ bê bối gian lận kiểm tra khí thải.
Trong bối cảnh đó, các khoản đầu tư vào ngành xây dựng vốn đã hỗ trợ giá sắt thép và nhu cầu thép vào năm 2020 dự kiến cũng sẽ giảm trong năm 2021.
Ngành thép của Đức cũng được coi là nhà xuất khẩu thép ròng trong năm nay do nhu cầu trong nước giảm và các biện pháp tự vệ đối với thép thành phẩm nhập khẩu.
Báo cáo nhấn mạnh rằng, sự sụt giảm sản xuất trong đợt đại dịch đầu tiên nghiêm trọng hơn so với trong cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn 2008-2009.
Ngành công nghiệp thép sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi sau đại dịch hơn là cuộc khủng hoảng tài chính, khiến việc cắt giảm việc làm trong năm tới là điều không thể tránh khỏi. Dự kiến sẽ cắt giảm đến 4%.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp thép của Đức cũng có nguy cơ dư thừa cơ cấu do động lực hướng tới sản xuất xe điện có khả năng chuyển sản xuất ô tô ra bên ngoài nước Đức.
Tại Iran, theo dữ liệu của Bộ Công nghiệp, Khai thác và Thương mại, quốc gia này đã khai thác được 64.274 triệu tấn quặng sắt trong năm dương lịch vừa qua (bắt đầu từ ngày 21/3).
Trong kế hoạch triển vọng cho năm dương lịch 1404 (2025-2026), Iran đã dự kiến sản xuất 55 triệu tấn thép mỗi năm. Để đạt được mục tiêu này, Iran cần phải khai thác đến 160 triệu tấn quặng sắt.
Nhằm nỗ lực ngăn chặn xuất khẩu khoáng sản chưa qua chế biến và tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn, đáp ứng yêu cầu của các nhà sản xuất trong nước, Iran đã đánh thuế 25% đối với xuất khẩu khoáng sản thô, đặc biệt là quặng sắt, kể từ tháng 9 năm ngoái.
Động thái này nhằm khuyến khích các nhà máy sản xuất nhiều khoáng chất chế biến hơn như viên nén và tinh cô đặc thay vì bán khoáng sản thô, theo Tehran Times.