Giá thép hôm nay tiếp tục tăng
Giá thép thanh giao tháng 10 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 3 nhân dân tệ xuống 3.599 nhân dân tệ/tấn vào lúc 9h15 (giờ Việt Nam).
Hợp đồng tương lai thép không gỉ trên sàn Thượng Hải, giao tháng 8, giảm 0,9% xuống còn 12.870 nhân dân tệ/tấn, giá thép cuộn cán nóng giao sau tăng 0,7% lên 3.554 nhân dân tệ/tấn.
Giá quặng sắt giao ngay đối với với hàm lượng sắt 62% cho Trung Quốc đã giảm xuống còn 105 USD/tấn vào thứ Ba (9/6).
Hợp đồng tương lai quặng sắt được giao trong tháng 9 tại Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên đã tăng 0,2% lên 772 nhân dân tệ/tấn (tương đương 109,18 USD).
Giá quặng sắt giao sau đến Trung Quốc tăng mạnh và tiếp tục nhích nhẹ vào phiên giao dịch hôm thứ Tư (10/6), do bất ổn về cung cầu trong bối cảnh tiêu thụ thép của Trung Quốc tăng mạnh và lo ngại về đại dịch COVID-19 trên toàn cầu.
Ngoài ra, giá các nguyên liệu sản xuất thép khác cũng tăng. Cụ thể, giá than luyện cốc trên sàn giao dịch Đại Liên đã tăng 0,2% lên 1.191 nhân dân tệ/tấn và than cốc tăng 0,6% lên 1.956 nhân dân tệ/tấn.
Các chuyến hàng hàng tuần chủ yếu quặng sắt vẫn đang biến động và đại dịch gia tăng ở Brazil đã trở thành tâm điểm của thị trường, theo Huatai Futures.
Ban quản lí khai thác than tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc thông báo sẽ đóng cửa tất cả các hầm mỏ than cỡ nhỏ, với công suất hàng năm dưới 600.000 tấn đến cuối năm 2020.
Nhu cầu thép ở Ấn Độ khó có thể phục hồi trong quí III, theo bảng khảo sát của các nhà sản xuất thép từ hãng phân tích thị trường Crisil của Ấn Độ.
Gần 60% người dân Ấn Độ dự đoán nhu cầu thép chỉ có thể phục hồi sau quí III, khi các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng và công nhân quay trở lại làm việc cùng các biện pháp hỗ trợ tài chính từ chính phủ.
Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu cùng các cơ quan khoa học khác đã kêu gọi giảm lượng khí thải nhà kính (GHG) trên toàn cầu. Theo đó, để đạt được các mục tiêu trên, việc sản xuất than sẽ phải giảm mạnh vào năm 2030.