Giá quặng sắt thế giới giảm
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên giảm 0,1% xuống 876 CNY (127,51 USD)/tấn.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng 1,7% lên 119,5 USD/tấn, gần mức cao nhất hơn 5 năm (126,5 USD/tấn) trong ngày 3/7/2019, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Được thúc đẩy bởi nhu cầu tàu vận chuyển quặng sắt, chỉ số cước vận chuyển đường biển của Baltic Exchange tăng lên mức cao nhất trong hơn 5,5 năm trong ngày thứ tư (10/7/2019).
Một sự khởi động lại của mỏ khai thác quặng sắt Brucutu Vale SA, Brazil đã bị đóng cửa vào đầu tháng 2/2019 sau vụ vỡ đập đã thúc đẩy nhu cầu tàu vận chuyển từ nước này.
Quặng sắt nhập khẩu dự trữ tại các cảng của Trung Quốc giảm 18% trong năm nay, trong bối cảnh mỏ khai thác Vale đóng cửa do kiểm tra an toàn sau tai nạn vỡ đập và sự gián đoạn nguồn cung từ Australia do ảnh hưởng của thời tiết.
Giá nguyên liệu sản xuất thép khác thay đổi nhẹ, với giá than luyện cốc giảm 0,2% xuống 1.378,5 CNY/tấn và than cốc giảm 0,1% xuống 2.090 CNY/tấn.
Giá thép kỳ hạn giảm với giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 0,8% xuống 3.994 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng giảm 0,6% xuống 3.868 CNY/tấn.
Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 416,54 điểm hôm 10/7/2019, giảm 0,27% tương đương 1,14 điểm so với chỉ số trước đó hôm 9/7/2019.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 347,96 điểm, tăng 1,68% tương đương 5,76 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 429,51 điểm, giảm 0,57% tương đương 2,44 điểm so với chỉ số trước đó.
Than cốc thấp nhất hơn 1 tuần, thép và quặng sắt đều giảm
Giá than cốc tại Trung Quốc chạm mức thấp nhất hơn 1 tuần, chịu áp lực giảm bởi nhu cầu từ các nhà máy thép suy yếu.
Giá than cốc kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên giảm 2,5% xuống 2.082 CNY (302,42 USD)/tấn, trong đầu phiên giao dịch giảm 3,1% xuống 2.068,5 CNY/tấn, thấp nhất kể từ ngày 1/7/2019. Giá than luyện cốc – nguyên liệu để sản xuất than cốc – giảm 0,9% xuống 1.373 CNY/tấn.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên giảm 0,2% xuống 881 CNY/tấn sau 2 ngày tăng liên tiếp.
Đồng thời, giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2019 trên sàn Thượng Hải giảm 0,7% xuống 4.021 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng giảm 1% xuống 3.884 CNY/tấn, sau số liệu cho thấy doanh số bán ô tô tại Trung Quốc trong tháng 6/2019 giảm 9,6% so với tháng 6/2018, tháng giảm thứ 12 liên tiếp tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới.
Thép cuộn: Thống kê từ Hải quan Đài Loan (TQ), trong tháng 6/2019 Đài Loan xuất khẩu 11.800 tấn thép cuộn, giảm 7% so với 11.700 tấn tháng 5/2019.
Trong số đó, 3 nước xuất khẩu hàng đầu là Trung Quốc đạt 3.150 tấn, tăng 30% so với tháng 5/2019, Thái Lan đạt 3.000 tấn, tăng 11% so với tháng 5/2019, Indonesia đạt 1.750 tấn, tăng hơn 7 lần so với tháng 5/2019.
Việt Nam chi gần 5 tỷ USD nhập khẩu thép trong nửa đầu năm 2019
Hết 6 tháng, cả nước đã chi khoảng 4,97 tỷ USD để nhập khẩu thép các loại, cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 7,2% về lượng và 0,8% về trị giá.
Theo đại diện Bộ Công Thương, hoạt động sản xuất thép trong nước có chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm.
Cụ thể, sản lượng sản xuất sắt thép thô, thép cán, thép thanh và thép góc tăng lần lượt là 66,2%, 10,8% và 3,6% so với cùng kỳ năm trước.
Riêng tập đoàn Hòa Phát đã cung cấp tổng sản lượng thép cho thị trường đạt hơn 1,34 triệu tấn, tăng 22,9% so với cùng kỳ năm 2018. Bên cạnh đó, lượng thép xây dựng xuất khẩu của Hòa Phát cũng tăng 35% so với cùng kỳ.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, sau 6 tháng, cả nước đã chi khoảng 4,97 tỷ USD để nhập khẩu thép các loại. Con số này cũng cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái khoảng 7,2% về lượng và 0,8% về trị giá.
Thống kê cho thấy, sắt thép có xuất xứ từ Trung Quốc nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất chiếm 42,4% trong tổng lượng và chiếm 39,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép của cả nước 5 tháng đầu năm.
Thị trường Hàn Quốc đứng thứ 2, chiếm 11,5% trong tổng lượng và chiếm 14,1% trong tổng kim ngạch và Nhật Bản đứng thứ 3 chiếm 14% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.