Gió đổi chiều
Vận may của các công ty khai thác quặng trên khắp thế giới là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự bùng nổ của giá quặng sắt, đồng, thép cùng nhiều nguyên liệu thô khác. Xu hướng này cũng đang tạo ra áp lực lạm phát lên nền kinh tế toàn cầu, khiến giá của mọi hàng hóa từ dây điện đến vật liệu xây dựng tăng không ngừng.
Theo ước tính của Bloomberg, tổng lợi nhuận ước tính của 5 công ty khai thác quặng lớn nhất thế giới sắp chạm ngưỡng 65 tỷ USD trong năm nay. Con số này cao hơn khoảng 13% so với tổng lợi nhuận của 5 công ty sản xuất dầu thô lớn nhất hành tinh.
Bảng xếp hạng lợi nhuận của các công ty trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên theo đó cũng có một thay đổi mang tính bước ngoặt sau nhiều thập kỷ các ông lớn dầu mỏ giữ vững ngôi đầu.
"Biến động trong bảng xếp hạng là rất lớn. Vị trí dẫn đầu đã chuyển từ ngành năng lượng sang kim loại", ông Mark Hansen – CEO của công ty thương mại Concord Resources (London, Anh) nhận xét.Bảng xếp hạng lợi nhuận của các công ty trong lĩnh vực khai thác tài nguyên thiên nhiên theo đó cũng có một thay đổi mang tính bước ngoặt sau nhiều thập kỷ các ông lớn dầu mỏ giữ vững ngôi đầu.
Lợi nhuận của các công ty khai thác quặng nhảy vọt chủ yếu liên quan đến quặng sắt, hàng hóa quan trọng nhất thế giới chỉ sau dầu thô. Nguyên liệu luyện thép này đang giao dịch gần ngưỡng 200 USD/tấn, ngang bằng với mức giá kỷ lục của một thập kỷ trước, khi nhu cầu của Trung Quốc bùng nổ và kích hoạt siêu chu kỳ hàng hóa gần nhất.
Giá đồng đã vượt mốc 10.000 USD/tấn lần đầu tiên sau một thập kỷ để leo lên mức cao nhất mọi thời đại. Một rổ các kim loại cơ bản như nhôm, niken, đồng, thiếc, chì và kẽm cũng đang giao dịch quanh mức giá chỉ xuất hiện hai lần trong lịch sử hiện đại: khủng hoảng tài chính 2007 – 2008 và năm 2011.
Đối với 5 công ty khai thác quặng sắt hàng đầu thế giới - BHP Group, Rio Tinto Group, Vale SA, Anglo America và Fortescue Metals Group, năm tài chính 2021 sẽ là lần thứ hai trong thế kỷ 21 mà lợi nhuận của họ có thể vượt các gã khổng lồ ngành dầu mỏ.
Trong siêu chu kỳ hàng hóa trước, các ông lớn dầu mỏ dễ dàng kiếm được nhiều tiền hơn các ông lớn khai thác quặng sắt. Đơn cử, một thập kỷ trước, 5 công ty năng lượng lớn nhất thế giới gồm Exxon Mobil, Chevron, Royal Dutch Shell, Total SE và BP, đạt tổng lợi nhuận sau thuế gấp đôi so với 5 công ty khai thác quặng sắt trên.
Chưa kể, trong khi khai thác và sử dụng dầu thô góp phần làm Trái đất nóng lên thì một số kim loại - đặc biệt là đồng, sẽ là chìa khóa để xây dựng một tương lai xanh với các sản phẩm như xe điện, điện tái tạo.
Lo ngại về lạm phát
Các công ty khai thác quặng hái bộn tiền trong nửa đầu năm tài khóa 2021 còn là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực sẽ phải đối mặt với bài toán chi phí mới. Tại một thời điểm nhất định, bài toán chi phí có thể gây ra lạm phát, ảnh hưởng đến thị trường trái phiếu và ngoại hối.
Ông John Mothersole - quản lý cấp cao của HIS Markit, nhận xét: "Sau một năm giá cả hàng hóa tăng mạnh, áp lực lạm phát đang bùng nổ trên khắp các chuỗi cung ứng".
Cho đến nay, các số ngân hàng trung ương lớn, đáng chú ý nhất có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), vẫn đánh giá thấp mối lo lạm phát. Các nhà hoạch định chính sách cho rằng giá hàng hóa tăng chỉ một lần, không thể tạo ra lạm phát.
Song, Bloomberg lưu ý rằng giá quặng sắt, đồng, thép,... nhảy vọt còn bắt nguồn từ quyết định chiến lược của các công ty khai thác quặng lớn cách đây nửa thập kỷ. Sau nhiều năm khai thác vượt cung, các công ty này đã từ bỏ chiến lược tăng trưởng cũ và tập trung vào lợi ích của cổ đông. Kết quả là, nguồn cung ngừng gia tăng và giá hàng hóa bắt đầu đi lên không ngừng như hiện nay.Cho đến nay, các số ngân hàng trung ương lớn, đáng chú ý nhất có Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), vẫn đánh giá thấp mối lo lạm phát. Các nhà hoạch định chính sách cho rằng giá hàng hóa tăng chỉ một lần, không thể tạo ra lạm phát.
Điều đó vừa được CEO Eduardo de Salles Bartolomeo của Vale xác nhận hồi tuần trước, sau khi gã khổng lồ ngành khai khoáng Brazil công bố kết quả kinh doanh hàng quý tốt nhất kể từ đỉnh điểm của siêu chu kỳ hàng hóa trước.
Cụ thể, vị CEO nói: "Vale sẽ không chi tiêu vượt mức như trước. Chúng tôi không có dự định như thế, thậm chí không có kế hoạch chuyển đổi hay M&A nào".