Số liệu của Bộ Công Thương cho biết cùng với diễn biến tăng giá của một số nguyên liệu như thép phế nội địa tăng 9%, phôi thép tăng 6%, giá thép xây dựng trong nước tháng 11/2019 cũng phục hồi nhẹ với mức tăng phổ biến là 150.000 đồng/tấn so với tháng trước, tương đương tăng khoảng 1%.
Yếu tố giá tăng trên thị trường thép thế giới cũng như trong nước đã kích thích sức mua của thị trường trong 3 tuần đầu tháng 11. Tuy nhiên sang tuần cuối tháng 11, do nhu cầu thực của thị trường nội địa vẫn yếu nên lượng bán ra của các nhà sản xuất bắt đầu chậm lại.
Về sản lượng sản xuất trong tháng 11, sản lượng thép thô ước đạt 1,6 triệu tấn, tăng 2,4% so với cùng kì; thép cán ước đạt 562.900 tấn, tăng 5,5% thép thanh; thép góc ước đạt 735.300 tấn, tăng đến 45,6%.
Tính chung 11 tháng đầu năm, sản lượng sản xuất sắt thép thô, thép cán, thép thanh, thép góc tăng lần lượt là 37,5%; 7,7% và 20,5% so với cùng kì năm trước.
Tuy nhiên, hiện tại ngành thép Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn tại một số thị trường do các nước đang tiến hành các biện pháp tự vệ đối với Việt Nam.
Gần nhất, ngày 8/11, Canada đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm thép chống ăn mòn (CORE) từ Việt Nam và một số nước.
Do đó, cùng với việc hỗ trợ doanh nghiệp trong các vụ việc điều tra, trao đổi thông tin, cảnh báo nguy cơ bị khởi kiện vụ việc phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế với sản phẩm thép xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp ngành thép cần nâng cao năng lực cạnh tranh và tự chủ các nguồn nguyên liệu sản xuất ngay trong nước.
Ngành thép đang gặp nhiều khó khăn tại một số thị trường do các nước tiến hành các biện pháp tự vệ nhưng trong tháng 11, sản lượng nhiều loại thép vẫn tăng trưởng mạnh như thép góc tăng đến 45,6%.
Số liệu của Bộ Công Thương cho biết cùng với diễn biến tăng giá của một số nguyên liệu như thép phế nội địa tăng 9%, phôi thép tăng 6%, giá thép xây dựng trong nước tháng 11/2019 cũng phục hồi nhẹ với mức tăng phổ biến là 150.000 đồng/tấn so với tháng trước, tương đương tăng khoảng 1%.
Yếu tố giá tăng trên thị trường thép thế giới cũng như trong nước đã kích thích sức mua của thị trường trong 3 tuần đầu tháng 11. Tuy nhiên sang tuần cuối tháng 11, do nhu cầu thực của thị trường nội địa vẫn yếu nên lượng bán ra của các nhà sản xuất bắt đầu chậm lại.
Về sản lượng sản xuất trong tháng 11, sản lượng thép thô ước đạt 1,6 triệu tấn, tăng 2,4% so với cùng kì; thép cán ước đạt 562.900 tấn, tăng 5,5% thép thanh; thép góc ước đạt 735.300 tấn, tăng đến 45,6%.
Tính chung 11 tháng đầu năm, sản lượng sản xuất sắt thép thô, thép cán, thép thanh, thép góc tăng lần lượt là 37,5%; 7,7% và 20,5% so với cùng kì năm trước.
Tuy nhiên, hiện tại ngành thép Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn tại một số thị trường do các nước đang tiến hành các biện pháp tự vệ đối với Việt Nam.
Gần nhất, ngày 8/11, Canada đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm thép chống ăn mòn (CORE) từ Việt Nam và một số nước.
Do đó, cùng với việc hỗ trợ doanh nghiệp trong các vụ việc điều tra, trao đổi thông tin, cảnh báo nguy cơ bị khởi kiện vụ việc phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế với sản phẩm thép xuất khẩu của Việt Nam, Bộ Công Thương khuyến cáo doanh nghiệp ngành thép cần nâng cao năng lực cạnh tranh và tự chủ các nguồn nguyên liệu sản xuất ngay trong nước.