Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu quặng và các khoáng sản khác tiếp tục tăng mạnh trong nửa đầu tháng 4 và đà tăng giá của nguyên liệu chính trong sản xuất thép cũng đang được tiếp diễn.
Cụ thể, chỉ trong 15 ngày đầu tháng 4, quặng và khoáng sản khác nhập khẩu tăng gấp 1,6 lần về lượng và gấp hơn 2,6 lần giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng chú ý, nếu tính trung bình, trong nửa đầu tháng 4 năm 2021, mỗi ngày Việt Nam nhập khẩu hơn 66.600 tấn quặng và khoáng sản, giá trị gần 10 triệu USD, con số này tăng 55,6% về lượng và tăng 170% về giá trị so với trung bình mỗi ngày của cùng kỳ năm 2020.
|
Nửa đầu tháng 4/2021 |
Nửa đầu tháng 4/2020 |
Tăng/giảm (%) |
Lượng (nghìn tấn) |
1.029 |
634 |
+57,7 |
Giá trị (nghìn USD) |
149.500 |
56.480 |
+164,7 |
Giá TB (USD/tấn) |
145,3 |
89 |
+63 |
Nhập khẩu quặng và khoáng sản khác trong nửa đầu tháng 4. (Nguồn: Tổng cục Hải quan. Tổng hợp: Như Huỳnh)
|
Cộng dồn đến 15/4/2021 |
Cộng dồn đến 15/4/2020 |
Tăng/giảm (%) |
Lượng (nghìn tấn) |
6.743 |
4.445 |
+51,7 |
Giá trị (nghìn USD) |
1.018.000 |
406.776 |
+150,3 |
Giá TB (USD/tấn) |
151 |
91,5 |
+65 |
Nhập khẩu quặng và khoáng sản khác cộng dồn từ đầu năm đến nửa đầu tháng 4. (Nguồn: Tổng cục Hải quan. Tổng hợp: Như Huỳnh)
Cũng theo số liệu của Tổng cục Hải quan, lượng và giá trị nhập khẩu quặng và khoáng sản của Việt Nam đã bắt đầu tăng mạnh từ tháng 9 năm ngoái, đặc biệt từ đầu năm 2021 hoạt động nhập khẩu này càng tăng vọt.
Riêng tháng 3, lượng nhập đã tăng hơn gấp đôi, giá trị gấp hơn 3,7 lần. Và sang tháng 4, chỉ mới 15 ngày đầu, giá trị nhập khẩu đã vượt cả tháng 4 năm ngoái.
Tổng hợp: Như Huỳnh. Đồ họa: Alex Chu.
Tổng hợp: Như Huỳnh. Đồ họa: Alex Chu.
Hoạt động nhập khẩu quặng và khoáng sản tăng đáng kể trong những tháng qua trong bối cảnh nhu cầu sản xuất và tiêu thụ thép của Việt Nam đang tăng cao.
Theo số liệu của Hiệp hội thép Việt Nam (VSSA), sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép quý I/2021 tăng khá cao so với những nhận định trứớc đó.
Cụ thể, sản xuất thép các loại đạt hơn 7,6 triệu tấn, tăng 33,8% so với cùng kỳ năm 2020. Bán hàng thép các loại đạt hơn 6,8 triệu tấn, tăng 35,5%, trong đó, xuất khẩu thép các loại đạt hơn 1,6 triệu tấn, tăng 63,4% so với quý I năm 2020.
Sản lượng sản xuất và bán hàng thép xây dựng tháng 3/2021 cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Đây là tín hiệu khả quan cho ngành sản xuất thép sau thời gian ảnh hưởng của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ 3 và kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.
Trong khi đó, giá các loại nguyên vật liệu sản xuất thép tiếp tục xu hướng tăng mạnh trên thị trường toàn cầu và Việt Nam.
Theo dõi diễn biến giá trung bình nhập khẩu của loại nguyên liệu chính trong sản xuất thép cho thấy, đà tăng vẫn đang rất "nóng" từ đầu năm đến nay.
Riêng tháng 3, giá nhập trung bình tăng hơn 1,7 lần so với tháng 3/2020. Và nửa đầu tháng 4 năm nay giá nhập khẩu trung bình đã tăng 75% so với giá nhập khẩu của tháng 4/2020.
Tổng hợp: Như Huỳnh. Đồ họa: Alex Chu.
Giá nhập khẩu quặng và khoáng sản tăng thực tế là diễn biến chung của thị trường thế giới khi nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc (nước sản xuất quá nửa sản lượng thép toàn cầu) tăng mạnh bất chấp chính sách hạn chế của nước này nhằm giảm mức phát thải khí nhà kính và kiềm chế nguồn cung.
Mặc dù sản lượng nhập khẩu quặng và khoáng sản khác không ngừng tăng để đáp ứng nhu cầu trong nước nhưng giá nguyên liệu vẫn không ngừng lên cao khiến giá thép vì thế cũng trở nên đắt đỏ và chưa có dấu hiệu dừng.
Theo số liệu của Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), thép xây dựng nhập vào các đại lý lên đến 18.370 đồng/kg, tăng khoảng 5.000 đồng so quý III/2020, tương ứng tăng khoảng 40%.
Đây là mức tăng mạnh và các nhà máy liên tục chào giá mới tới các đại lý. So với thời điểm này năm 2019 và 2020, giá chỉ khoảng từ 12.000 - 13.000 đồng/kg thì giá thép hiện đã tăng khoảng 50%.
"Dự báo tháng 4 và 5 nhu cầu vẫn tốt song có sự cạnh tranh rất lớn từ các nhà sản xuất thép xây dựng hàng đầu Việt Nam. Giá bán sẽ có khả năng còn tăng thêm để bù đắp giá nguyên liệu đầu vào tăng", VSSA nhận định.