Giá thép hôm nay giảm xuống mức 4.437 nhân dân tệ/tấn trên Sàn giao dịch Thượng Hải. Trung Quốc đang cân nhắc việc thành lập một trung tâm định giá quặng sắt để tăng cường độ ảnh hưởng của mình trên thị trường.
Giá thép hôm nay giảm nhẹ
Giá thép hôm nay giao tháng 5/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 2 nhân dân tệ xuống mức 4.437 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 8h30 (giờ Việt Nam).
Tên loại
|
Kỳ hạn
|
Ngày 8/12
|
Chênh lệch so với giao dịch trước đó
|
Giá thép
|
Giao tháng 5/2022
|
4.437
|
-2
|
Giá đồng
|
Giao tháng 1/2022
|
69.700
|
+180
|
Giá kẽm
|
Giao tháng 1/2022
|
23.135
|
+285
|
Giá niken
|
Giao tháng 2/2022
|
148.200
|
+1.670
|
Giá bạc
|
Giao tháng 6/2022
|
4.736
|
+20
|
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thảo Vy
Trung Quốc đang cân nhắc việc thành lập một trung tâm định giá quặng sắt để tăng cường độ ảnh hưởng của mình trên thị trường, Global Times đưa tin.
Đây được xem là một phần trong nỗ lực nhằm đảm bảo nguồn cung và giá cả ổn định, sau những đợt tăng giá gần đây gây tác động đáng kể đến các ngành công nghiệp của Trung Quốc.
Vào hôm Chủ Nhật (5/12), các chuyên gia cho biết, việc xây dựng một hệ thống tài chính liên quan để cho phép các giao dịch trực tuyến hoạt động sẽ giúp giành được ưu thế về sức mạnh định giá.
Tại Hội nghị Hàng hóa kỳ hạn Trung Quốc (Thâm Quyến) lần thứ 17, ông Xi Zhiyong - Tổng Giám đốc Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE), cho biết, sàn giao dịch này sẽ nâng cao ảnh hưởng lên giá cả của các mặt hàng quan trọng, đồng thời đẩy nhanh việc thành lập các trung tâm định giá đậu tương và quặng sắt.
Mục đích của động thái này là nhằm phục vụ các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực thép và các ngành liên quan khác, góp phần đảm bảo an ninh chuỗi cung ứng trên toàn quốc.
Ảnh: Alibaba
Theo chia sẻ của bà Wang Guoqing, Giám đốc Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Thông tin thép Lange ở Bắc Kinh, thông qua việc thiết lập hệ thống tài chính phù hợp, hoạt động giao dịch quặng sắt trực tuyến sẽ trở nên sôi động hơn, điều này sẽ ảnh hưởng đến giá cả.
Bà Wang nhận định: “Trung Quốc, với tư cách là nước tiêu thụ quặng sắt lớn nhất thế giới và là nước thu mua hàng đầu, sẽ chứng kiến nhiều hợp đồng hơn và do đó sức mạnh định giá của nước này sẽ được nâng cao”.
Bà nói thêm: “Quyền lực định giá tăng cũng giúp ngăn chặn các nhà sản xuất quặng sắt riêng lẻ chi phối giá thị trường. Đối với ngành thép của Trung Quốc, sức mạnh định giá tốt hơn có thể giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho các nhà sản xuất”.
Theo Doanh Nghiệp Niêm Yết