Chốt phiên giao dịch ngày thứ Sáu (30/11), giá thanh cốt thép giảm 0,8% xuống 3.587 nhân dân tệ/tấn (tương đương 516,64 USD/tấn). Tuần trước, giá thanh cốt thép đã giảm 2,8% và lao dốc 13% trong tháng 11.
Cuối tuần trước (30/11), giá than luyện cốc tương lai cũng giảm 0,3% xuống 1.329,5 nhân dân tệ/tấn (tương đương 190,92 USD/tấn) trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên. Hợp đồng than cốc giao tháng 1/2019 tăng 0,7% lên 2.135 nhân dân tệ/tấn (tương đương 306,59 USD/tấn).
Giá quặng sắt tương lai tăng 1,7% lên 482 nhân dân tệ/tấn (tương đương 69,22 USD/tấn). Tuần trước, giá nguyên liệu này giảm 5,6%, ghi nhận tuần giảm mạnh nhất kể từ cuối tháng 3. Trong tháng 11, giá quặng sắt “bốc hơi” hơn 10%.
Đà trượt dốc 15% của giá quặng sắt trong tuần trước khá dữ dội, nhưng cũngkhả năng giá nguyên liệu thô này cuối cùng cũng bắt kịp xu hướng suy giảm của giá thép Trung Quốc.
Tuy nhiên, đà giảm của giá quặng sắt không là lý do để lo ngại đối với các công ty khai khoáng ở Australia, Brazil và Nam Phi, vì nó có thể làm thay đổi quyết định các nhà máy sản xuất Trung Quốc sẽ muốn chất lượng ra sao.
Kể từ khi đạt đỉnh gần đây ở mức 77,8 USD/tấn vào ngày 9/11, giá quặng sắt đã rớt 17%, mức giảm tương đối mạnh trong một giai đoạn ngắn.
Các hợp đồng tương lai thép thanh tại Thượng Hải giảm còn mạnh hơn giá quặng sắt, nhưng với giai đoạn dài hơn.
Giá thanh cốt thép đã trong xu hướng giảm kể từ khi đạt đỉnh hồi tháng 8, trong khi tại thời điểm đó, giá quặng sắt vẫn còn tăng, ít nhất là cho tới một tuần trước.
Xét tới mối tương quan lịch sử giữa giá thép và giá quặng sắt, luôn luôn chỉ là vấn đề thời gian trước khi giá quặng sắt bắt kịp với đà giảm của giá thép.
Có khả năng đà giảm chung của giá hàng hóa, nhất là giá dầu, đã châm ngòi cho đà lao dốc của giá quặng sắt.