Giá thép hôm nay giảm 36 nhân dân tệ
Giá thép hôm nay giao tháng 1/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 36 nhân dân tệ xuống mốc 3.877 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 9h30 (giờ Việt Nam).
Tên loại
|
Kì hạn
|
Ngày 25/11
|
Chênh lệch so với ngày hôm qua
|
Giá thép
|
Giao tháng 1/2021
|
3.877
|
-36
|
Giá đồng
|
Giao tháng 1/2021
|
54.960
|
+770
|
Giá kẽm
|
Giao tháng 1/2021
|
20.945
|
+25
|
Giá niken
|
Giao tháng 2/2021
|
120.850
|
+1.340
|
Giá bạc
|
Giao tháng 2/2021
|
4.935
|
-42
|
Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên sàn Thượng Hải (Đơn vị: nhân dân tệ/tấn). Tổng hợp: Thảo Vy
Theo Hiệp hội Thép Thế giới (World Steel Association), sản lượng thép thô của 64 quốc gia trên thế giới vào tháng 10/2020 được báo cáo ở mức 161,9 triệu tấn, tăng 7% so với tháng 10/2019.
Trong đó, tại châu Á, Trung Quốc đã sản xuất 92,2 triệu tấn thép thô vào tháng 10/2020, tăng 12,7% so với tháng 10/2019.
Việc các nhà máy của Trung Quốc sản xuất hơn 90 triệu tấn thép/tháng đã đẩy giá quặng sắt lên mức cao nhất trong hai tháng qua vào ngày 20/11.
Hiện tại, giá quặng sắt đã được cải thiện trong 6 ngày liên tiếp lên khoảng 130 USD/tấn, tăng đến 10% chỉ trong tháng 11.
Các nguồn cung được thiết lập từ các công ty khai thác như Rio Tinto, BHP và Fortescue đang vật lộn để đáp ứng nhu cầu tăng lên đột biến này.
Trong giai đoạn 2009-2010, Trung Quốc đã chi một khoản đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng và xây dựng để duy trì sự phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh cuộc Khủng hoảng Tài chính Toàn cầu (GFC).
Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến giá kim loại kể từ thời điểm đó. Riêng chỉ có quặng sắt, niken và đồng là ba trong số ít những mặt hàng tăng trở lại một cách mạnh mẽ trong giai đoạn sau này.
Các nhà phân tích cho rằng khủng hoảng do đại dịch COVID-19 sẽ khác so với thời điểm đó. Mặc dù Trung Quốc được xem là quốc gia đầu tiên phục hồi sau đại dịch, nhưng lần này có nhiều khả năng sẽ phục hồi có trật tự chứ không phải tăng trưởng mạnh.
Theo ANZ Research, chính phủ Trung Quốc sẽ áp dụng một cách tiếp cận có mục tiêu vì họ không muốn lặp lại những tác động phụ của gói kích thích lớn vào năm 2009, chẳng hạn như tăng trưởng nợ nhanh chóng và các vấn đề vượt quá công suất.
Tuy nhiên, xét riêng trong lĩnh vực sắt thép, Trung Quốc đã mạnh tay đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm gia tăng nhu cầu tiêu thụ thép nội địa. Kết quả là sản lượng thép đã tăng lên 250-300 triệu tấn với nhu cầu khoảng 400-500 triệu tấn quặng sắt mỗi năm”.
Các nhà máy thép Trung Quốc hiện đang thu được nguồn lợi nhuận lớn do biết cách kết hợp giữa sức mạnh tiềm ẩn của nền kinh tế và các khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng, theo Stockhead.