Doanh nghiệp nào tăng sản lượng nhiều nhất trong những tháng giá thép nhảy vọt?

Giá thép tăng nóng liên tục những tháng qua đã khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất. Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) có công suất gia tăng mạnh nhất nhờ đưa hai lò cao mới vào hoạt động.
 

Giá thép tăng liên tục, các bộ ngành phải lên tiếng

Những tháng gần đây, giá thép xây dựng tăng nóng trong bối cảnh giá quặng sắt nguyên liệu lên cao cũng như nhu cầu thép cho đầu tư, xây dựng hạ tầng rất lớn. 

Theo Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), giá thép xây dựng tháng 5/2021 bình quân khoảng 16,5 triệu đồng/tấn, tăng 11% so với tháng 2 và cao hơn tới 51% so với đáy hồi tháng 7 năm ngoái.

Doanh nghiệp nào tăng sản lượng nhiều nhất trong những tháng giá thép nhảy vọt? - Ảnh 1.

Ngày 11/5 vừa qua, Bộ Công thương đã có văn bản gửi Hiệp hội thép Việt Nam và một số doanh nghiệp lớn trong ngành về việc thúc đẩy sản xuất thép thành phẩm cung ứng ra thị trường.

Cụ thể, Bộ này cho rằng giá thép tăng liên tục đã làm ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển của các ngành sản xuất và các hộ dân tiêu thụ thép.

Do đó, Bộ Công Thương đề nghị VSA và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép khẩn trương rà soát, xem xét các vấn đề liên quan đến nguyên liệu đầu vào, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần rà soát các đại lý phân phối, tránh các hiện tượng găm hàng, đẩy giá và cạnh tranh không lành mạnh.

Bộ Công thương cũng đề nghị các doanh nghiệp có biện pháp tăng công suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng thép mà trong nước đang cần.

Trước đó vào ngày 10/5, Bộ Xây dựng cũng có văn bản gửi các Bộ, ngành, địa phương về việc thực hiện loạt giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch COVID-19 và biến động giá thép đến các hoạt động xây dựng.

"... Giá một số vật liệu xây dựng chủ yếu có xu hướng tăng cao, nhất là giá thép tăng đột biến, không theo quy luật tăng giá thông thường đã tác động tiêu cực đến các hoạt động đầu tư xây dựng", văn bản của Bộ Xây dựng cho hay.

Doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất

Trong bối cảnh giá và nhu cầu thép lên cao, các doanh nghiệp đã đẩy mạnh sản xuất để cố gắng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Trong 4 tháng đầu năm nay, tổng cộng các thành viên của VSA đã cung cấp ra thị trường thêm 520.000 tấn so với cùng kỳ 2020, tương đương tỷ lệ tăng 16,3%. Trong đó, hầu hết sản lượng tăng thêm (518.000 tấn) tập trung ở 8 doanh nghiệp đầu ngành.

Xét theo tỷ lệ %, Posco Yamato Vina là doanh nghiệp tiến nhanh nhất với tỷ lệ tăng 54%. Xét về tiêu chí khối lượng, Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) tỏ ra vượt trội khi tăng thêm 281.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Vina Kyoei và Thép Miền Nam đều tăng khoảng 50.000 tấn sản lượng bán hàng.

Doanh nghiệp nào tăng sản lượng nhiều nhất trong những tháng giá thép nhảy vọt? - Ảnh 2.

Vina Kyoei, Posco, Hòa Phát, ... là những doanh nghiệp có sản lượng tăng thêm nhiều nhất.

 

Trong tháng 8/2020 và tháng 1/2021, Hòa Phát lần lượt đưa lò cao số 3 và số 4 tại Khu liên hợp Dung Quất vào hoạt động, nhờ đó mà có khả năng mở rộng sản xuất lớn hơn hẳn các doanh nghiệp khác.

Xét về thép thô (sản phẩm ban đầu trước khi được xử lý thành các mặt hàng khác như thép xây dựng, thép cuộn cán nóng HRC, tôn mạ, ống thép, ...), Hòa Phát xuất xưởng gần 2,8 triệu tấn trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 60% so với cùng kỳ. Formosa Hà Tĩnh đứng thứ hai với sản lượng gần 2,2 triệu tấn thép thô, tăng 18%.

Giá thép thô thời gian qua cũng tăng nhanh không kém thép xây dựng. Cụ thể, VSA cho biết giá thép thô nhập khẩu cảng Việt Nam (CFR, đã bao gồm tiền hàng và cước vận tải) vào tháng 4/2021 là 633 USD/tấn, tăng 62% so với hồi tháng 3/2020.Xét về thép thô (sản phẩm ban đầu trước khi được xử lý thành các mặt hàng khác như thép xây dựng, thép cuộn cán nóng HRC, tôn mạ, ống thép, ...), Hòa Phát xuất xưởng gần 2,8 triệu tấn trong 4 tháng đầu năm nay, tăng 60% so với cùng kỳ. Formosa Hà Tĩnh đứng thứ hai với sản lượng gần 2,2 triệu tấn thép thô, tăng 18%.

Miếng bánh thị phần thép: Hòa Phát chiếm hơn 1/3

Theo số liệu của VSA, trong 4 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất tổng cộng trên 3,7 triệu tấn thép xây dựng, tăng 11,4% so với cùng kỳ 2020. Doanh nghiệp đã tiêu thụ toàn bộ số thép làm ra, trong đó có 552.000 tấn xuất khẩu, tăng lần lượt 16,3% và 22,7%.

Tập đoàn Hòa Phát dẫn đầu thị trường với sản lượng 1,28 triệu tấn, tương đương thị phần 34,6%. Cả năm ngoái, tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long nắm 32,6% thị phần.

Doanh nghiệp nào tăng sản lượng nhiều nhất trong những tháng giá thép nhảy vọt? - Ảnh 4.

Hòa Phát nắm hơn 1/3 thị phần thép Việt Nam.

 

Những cái tên đứng sau lần lượt là Khối /V/ - Thép Miền Nam, Tisco, Vina Kyoei, Formosa Hà Tĩnh … Tổng cộng 8 doanh nghiệp đầu ngành đã tiêu thụ hơn 3 triệu tấn thép trong 4 tháng đầu năm nay, chiếm thị phần 81%.

Theo Doanh Nghiệp Niêm Yết

Tin tức khác

Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, Phường Phú Mỹ, Thị Xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam 
Tel: (0254) 3922 091

Công ty Cổ Phần Thép Vicasa - Vnsteel

Đường số 9, Khu công nghiệp Biên hòa 1, P.An Bình, TP.Biên hòa, Việt Nam.

Tel: (0251).3836148 - 3836090 

Fax: (0251).3836505 - 3834947


Công ty Cổ Phần Thép Thủ Đức - Vnsteel

Km9, Xa Lộ Hà Nội, P.Trường Thọ, Q.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh, Việt Nam

Tel: (028) 38969612 - (028) 37312466

Fax: (028) 37310154


Công ty Cổ Phần Thép Nhà Bè - Vnsteel

Lô 2, Đường Số 3, KCN Nhơn Trạch II, Nhơn Phú, Xã Phú Hội, H.Nhơn Trạch, T.Đồng Nai

Tel:   (0251) 35 696 72 

Fax:  (028) 35 696 73